Bệnh vẩy nến là một bệnh về da phổ biến, chiếm khoảng 4% dân số.
Tuy bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng cũng chưa thể điều trị khỏi.
Stress kéo dài là yếu tố gây khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.
Chấn thương tâm lý bao gồm stress tâm lực. Đó
là những đợt lao động thể lực nặng nhọc, vất vả như luyện tập tân binh... Các
stress trí óc là những stress do căng thẳng trong công tác hoạt động khoa học,
học tập như ôn thi đại học, bảo vệ luận án…và các stress xúc cảm cũng là những
chấn thương đột ngột ảnh hưởng nhiều và có thể làm bệnh xuất hiện hoặc bệnh nặng
lên. Đôi khi ngay cả "lâm sàng xấu xí" của bệnh vảy nến cũng là một
stress tâm lý thường xuyên đối với bệnh nhân
Tại Việt Nam, năm 2000, Ts. Đặng Văn Em –
Trưởng khoa Da liễu bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã nghiên cứu trên 153 bệnh
nhân vẩy nến. Kết quả cho thấy có 71 bệnh nhân (chiếm 46,4%) bị stress, trong
đó stress do tâm lý mặc cảm, tự ti, lo lắng về bệnh tình của mình chiếm đại đa
số với 70,42%. Khảo sát bệnh nhân vẩy nến cho thấy stress thường có trước khi tổn
thương vẩy nến trên da xuất hiện. Bên cạnh đó chính bệnh vẩy nến cũng là một
nguyên nhân gây tress thường xuyên cho người bệnh do: ngoại hình bị ảnh hưởng,
gánh nặng tài chính, thời gian điều trị bệnh kéo dài…
Điều trị vảy nến bằng liệu pháp tâm lý đã góp phần hiệu quả trong
chiến lược điều trị bệnh.Thực tế kết hợp điều trị tâm lý trong bệnh vẩy nến đã
được áp dụng từ lâu. Để khống chế
tốt stress, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sỹ chuyên khoa nhằm
đưa ra một chiến lược phù hợp.
Ngoài ra, bệnh nhân cần biết cách chế ngự và giảm stress. Theo
nghiên cứu một số biện pháp được đưa ra rất hiệu quả để giảm stress cho bệnh
nhân vẩy nến như sau:
- Bệnh nhân lưu ý chế độ
ăn uống thích hợp ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Không thức khuya, ngủ đủ giấc đảm
bảo đủ thời gian (theo tuổi) và chất lượng (ngủ sâu).
- Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và mát xa là những biện pháp làm
giảm stress và có tác dụng điều trị vẩy nến.
- Bài tập khí công hít thở trước khi ngủ và sáng dậy
hàng ngày thời gian 2-5 phút (bài thở sâu hít vào từ từ sâu căng bụng, tiếp đến
nín thở, tiếp đến thở ra hết cỡ làm xẹp bụng càng sâu càng tốt và lại nín thở;
tiếp tục thở vào. Trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy tập thở 5-10 lần. Ngoài ra
bệnh nhân có thể tập Yoga, tập thiền cũng rất tốt trong việc cân bằng tâm lý
giảm stress.
Có thể nói tác động của yếu tố tâm lý luôn gắn liền với
cuộc sống của đa số bệnh nhân vẩy nến và có liên quan với kết quả điều trị vẩy
nến. Vì vậy, cần chú ý đến liệu pháp tâm lý trong điều trị bệnh để đạt kết quả
tốt hơn.