THIÊN PHÚ ĐƯỜNG. Được tạo bởi Blogger.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Thực đơn cho người bệnh vẩy nến

Vảy nến là một chứng bệnh da liễu phổ biến với khoảng 1-3% dân số mắc phải. Khi bị vảy nến, người bệnh sẽ thấy ở vùng da bị bệnh có những đám vảy với kích thước to, nhỏ khác nhau, xếp chồng lên nhau như sáp nến, dễ bong tróc. Bệnh vảy nến không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì dinh dưỡng cho người bệnh vảy nến cũng rất quan trọng. Nếu chế độ ăn cho người bệnh vảy nến không phù hợp sẽ làm bệnh nặng hơn. Ngược lại, chế độ “ăn đúng” sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho người mắc bệnh vẩy nến không những có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn giúp bệnh nhân ngăn ngừa các đợt tái phát bệnh.
Thực phẩm tốt cho người bệnh vẩy nến.
-   Để hỗ trợ chữa vẩy nến, người bệnh nên sử dụng nguồn cung cấp protein cho cơ thể từ các loại cá biển có nhiều Omega-3 như: cá hồi, cá thu, cá sa ba… Nếu dùng 150g Omega-3 mỗi ngày trong thời gian dài sẽ có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vẩy nến như leucotriene 3 và 5.
-  Rau quả có nhiều beta-caroten như: bơ, cà rốt, xoài, bí đỏ… để bảo vệ cấu trúc của da, chứa nhiều beta-caroten và axit folic rất tốt cho người bệnh vẩy nến
-   Mè đen chứa dầu béo có cấu trúc tương tự Omega-3, cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi collagen dưới da.
-   Bông cải xanh (broccoli) bổ sung axit folic là tác chất sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này rất dễ thiếu đối với người bị bệnh vảy nến.
-  Các loại rau có tính mát, giải độc cơ thể: Rau mas, rau diếp cá, bông mã đề…
-   Nghêu, sò cung cấp kẽm, khoáng tố cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vẩy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ các món ăn này gây thêm ngứa ngáy. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh đã dị ứng với hải sản trước đó.
 Thực đơn trong điều trị vẩy nến
 Thực phẩm không tốt cho người bị vẩy nến.
-  Thịt chó, chất cay nóng chứa nhiều arachidon, là chất xúc tác cho phản ứng viêm, tấy không chỉ ngoài da mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
-   Rượu, bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người mắc bệnh vẩy nến.
-   Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như fructose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
-  Tránh những thức ăn có men, các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê, thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo; hạn chế ăn thực phẩm chiên xào; tránh dùng những đồ nướng, rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến.
-  Tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ nướng, rán, chiên, xào…hay các loại thức ăn giàu đạm như phủ tạng động vật, tim, gan,…
-   Người bệnh vảy nến cần tránh các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích như cà phê, trà đặc. Những đồ uống này sẽ tác động xấu tới người bệnh vảy nến, gây dị ứng cho da, làm bệnh nặng hơn.
Để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa vẩy nến, việc sử dụng những sản phẩm thiên nhiên không gây tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài đang trở thành xu hướng phổ biến. Hiện nay, các bác sĩ và bệnh nhân cũng luôn đề cao việc phối hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau để cho kết quả nhanh hơn.