THIÊN PHÚ ĐƯỜNG. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN BẰNG THUỐC TÂY: HIỂM HỌA TIỀM TÀNG

Theo PGS-TS Phạm Văn Hiển, nguyên viện trưởng viện da liễu TW thì trên thế giới hiện nay người ta cấm chỉ định dùng Corticoid dạng tiêm, uống hoặc bôi ngoài da để điều trị vẩy nến. Có nhiều loại dưới dạng đơn chất hoặc phối với hoạt chất khác, như với a. salicylic (Diprosalic, Beprosalic) hoặc với calcipotriol (Daivobet). Thuốc có ưu điểm làm thương tổn nhanh được cải thiện, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, dễ chấp nhận bởi vì thuốc làm giảm viêm, giảm đỏ và giảm bong vảy da nhanh. Nhưng hậu quả do tác dụng phụ để lại thì vô cùng lớn. Do vậy các chuyên gia hàng đầu về da liễu khuyên hạn chế hoặc tốt nhất không dùng thuốc có chứa hàm lượng Coticoid để điều trị cho bệnh nhân vẩy nến.

Vai trò của Corticoid trong điều trị vẩy nến.
Trong đợt cấp của bệnh vẩy nến, các triệu chứng viêm, ngứa nhiều bệnh nhân cần sử dụng các chế phẩm có corticoid để giảm các triệu chưng trên, hạn chế tình trạng ngứa và viêm da rộng. Corticoid tồn tại dưới nhiều dạng như thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm....
Các thuốc bôi thường được dùng cho bệnh vẩy nến:
-    Thuốc bạt sừng bong vảy : Mỡ Salicylic 3-5% (trẻ em dùng nồng độ 0,5-1%).
-   Thuốc ức chế hệ chuyển hóa, ức chế miễn dịch: Mỡ Methotrexat 0,5-1%: có tác dụng ức chế sinh sản thượng bì nhất là tế bào lớp sừng. Nhược điểm là gây đau, đỏ, trợt nhẹ ở vùng bôi thuốc, có trường hợp bị mẫn cảm thành viêm da dị ứng.
-   Mỡ 5 Flouracil 5% có tác dụng ức chế tăng sinh thượng bì dùng cho các tổn thương cố thủ, khu trú. Nhược điểm là có thể gây phản ứng viêm tại chỗ.
-   Corticoid có 4 tác dụng chính : chống viêm (ức chế huy động bạch cầu đa nhân và các tế bào đơn nhân, ức chế sinh sản chất trung gian gây viêm như Leucotriene), chống gián phân (ức chế mạnh sự tổn hợp DNA) và điều hòa miễn dịch và co mạch.Các thuốc uống và tiêm trong điều trị vẩy nến
Các thuốc uống và tiêm trong điều trị vẩy nến.
retinoid: giúp hạn chế sự tăng sinh của các tế bào da, tuy nhiên, triệu chứng thường xuất hiện trở lại sau khi ngừng thuốc. Methotrexat: giúp giảm  tăng sinh tế bào da, giảm viêm và có thể chậm tiến triển của bệnh viêm khớp vẩy nến ở một số bệnh nhân. Tác dụng tốt nhưng nó cũng gây tác dụng phụ như đau bụng, chán ăn, mệt mỏi và có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như gây tổn thương gan, giảm sản xuất các tế bào máu, ..khi dùng trong thời gian quá dài. Cyclosporin: có tác dụng ức chế miễn dịch tương tự như methotrexat.
Các thuốc sinh học như etanercept, infliximab, adalimumab, ustekinumab,…dùng theo đường truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Được áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị cổ điển hoặc các bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Cơ chế của các thuốc này là ngăn chặn sự tương tác giữa các tế bào của hệ miễn dịch và các con đường viêm có liên quan đến bệnh vẩy nến.
Thuốc corticoid có ưu điểm giảm viêm, giảm đỏ và giảm bong vảy da nhanh. Điều trị bằng Corticoid có tác dụng nhanh chóng cải thiện các thương tổn trên da, giúp bệnh nhân không còn cảm giác ngứa, khó chịu.
Những biến chứng dùng Corticoid điều trị vẩy nến.
Những biến chứng thường gặp trên lâm sàng do sử dụng corticoid toàn thân là:
Thương tổn ngoài da nặng thêm, tổn thương cũ lan rộng, phát thêm nhiều thương tổn mới tiến tới gây đỏ da toàn thân. Những biểu hiện khác đó là giãn mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá, tăng huyết áp, teo cơ, rậm lông, tích nước gây phù nề, nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng máu.
Khi người bệnh dùng lâu ngày các loại Corticoid có hoạt lực mạnh, có thể gây những biến chứng như: teo da, trứng cá, rạn da, giãn mạch… về sau có hiện tượng nhờn thuốc và bệnh thường tái phát nặng hơn.
Dùng Corticoid tại chỗ có thể làm vượng một số bệnh da có trước như trứng cá đỏ, nấm…Ngoài ra, ở trẻ em thuốc hấp thu qua da mạnh nên có thể tai biến như hội chứng Curshing do thuốc, chậm lớn…
Đặc biệt chức năng gan, thận, tụy giảm hẳn gây mất ngủ và bệnh tình càng ngày càng theo xu hướng tăng cao. Những biểu hiện khác đó là giãn mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá, tăng huyết áp, teo cơ, rậm lông, tích nước gây phù nề, nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng máu.
Tại Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Thiên Phú Đường, 139, Phương Mai, Hà Nội ghi nhận, hầu hết các bệnh nhân tìm đến phòng khám đều có quá trình điều trị lâu dài bằng các loại thuốc tây có chứa thành phần Corticoid. Bệnh nhân điển hình Lê Văn Phúc (Đông Anh, Hà Nội), anh phải gánh chịu hậu quả nặng nề của việc lạm dụng thuốc tây có chứa corticoid, sốt 41 độ, toàn thân phù nề, co cứng, bó chặt, không tự di chuyển được. Hàng tháng anh phải lên bệnh viện điều trị nhưng chỉ được 1 đến 3 tháng là bệnh lại bùng phát, 1 tuần anh đi cấp cứu 3 lần hay bệnh nhân Nguyễn Thu Trang (Nam Định) 13 tuổi nhưng em đã có 10 năm mang bệnh vẩy nến. Hậu qủa sau quá trình dùng quá nhiều thuốc corticoid khiến toàn thân em tróc vẩy, sưng tấy, phù nề, vùng da tổn thương có hiện tượng teo da… bệnh nhân Đào Văn Anh (Hưng Yên), toàn thân tróc vẩy , da lở loét, chân tay co ứng, mặt sưng phù, sốt cao, chỉ nằm yên một chỗ…Ngoài ra còn có các bệnh nhân như Nguyễn Hồng Bạn (Quảng Bình), Nguyễn Văn Khiêm (Thái Nguyên), Hà Quang Hanh (Hải Phòng), Nguyễn Văn Hiệp (Quảng Ninh)… Còn rất nhiều bệnh nhân của phòng Chẩn trị y học cổ truyền Thiên Phú Đường chịu hậu quả do corticoid gây ra và còn nhiều bệnh nhân cũng đang phải oằn mình chịu đựng những đau đớn, thương tổn, biến chứng của vẩy nến.  

Vì vậy, bệnh nhân cần phải cân nhắc kỹ lợi/hại trước khi chỉ định dùng corticoid và phải tính toán liều lượng sử dụng ban đầu thấp nhất có hiệu quả để có thể rút gắn được quá trình giảm liều và ngừng thuốc, tránh tình trạng phụ thuộc thuốc. Không nên lạm dụng trong chỉ định, đặc biệt là sử dụng kéo dài corticoid bằng đường toàn thân sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc. Nên lựa chọn những sản phẩm, thuốc có thành phần chiết xuất tự nhiên, an toàn, không gây biến chứng nguy hiểm.