Hệ lụy của tình trạng thừa cân, béo phì đối với sức khỏe là rất lớn, cả trước mắt và về lâu dài về sau, với bệnh nhân vẩy nến tình trạng này lại càng nguy hiểm. Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, bệnh nhân vẩy nến bị thừa cân, béo phì khó điều trị hơn trường hợp người bệnh không bị béo phì.
Đến phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Thiên Phú Đường khám và điều trị vẩy nến, anh Huỳnh Minh Hiếu (tp. Hồ Chí Minh) được PGS.TS Phạm Văn Hiển kết luận anh bị vẩy nến thể thông thường cùng nhiều vấn đề liên quan tới chức năng gan, thận có khả năng ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng thừa cân, béo phì anh đang gặp phải.
Hệ lụy của tình trạng thừa cân, béo phì đối với sức khỏe là rất lớn, cả trước mắt và về lâu dài về sau, với bệnh nhân vẩy nến tình trạng này lại càng nguy hiểm. Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, trường hợp của anh Hiếu là bệnh nhân vẩy nến bị thừa cân, béo phì nên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn, mất nhiều thời gian điều trị hơn so với trường hợp người bệnh không bị béo phì.
Vẩy nến là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn gây nên. Cơ chế tác động của bài thuốc điều trị vẩy nến của phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Thiên Phú Đường là thông qua quá trình giải độc (qua gan, thận, da) và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, khi bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan tới chức năng gan, thận như men gan tăng cao, viêm gan B, suy thận… thì tác động của bài thuốc sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
Người thừa cân béo phì lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính liên quan đến tiêu hóa, tim mạch, xương khớp… do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Chính thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân khởi phát hoặc tái bùng phát bệnh vẩy nến.
Thừa cân, béo phì là do sự dư thừa quá mức của lượng mỡ trong cơ thể. Các mô mỡ này tiết ra một loại protein gọi là TNF-alpha, có khả năng gây viêm, thúc đẩy vẩy nến tiến triển. Khi cơ thể đạt tới cân nặng lý tưởng, lượng TNF-alpha cũng theo đó mà giảm xuống. Do đó, bệnh nhân vẩy nến nên lưu ý trong duy trì trọng lượng cơ thể để hạn chế tới mức tối đa các tác động tiêu cực làm hiệu quả điều trị giảm.
Thêm vào đó, bệnh nhân vẩy nến vốn mặc cảm do ảnh hưởng thẩm mỹ của bệnh kết hợp cùng tâm lý tự ti, ngại tiếp xúc vì thừa cân, béo phì và những hệ lụy của nó làm tâm lý người bệnh thêm căng thẳng, phiền muộn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.
ảnh: Chế độ ăn lành mạnh là giải pháp hữu hiệu cho bệnh nhân vẩy nến bị thừa cân, béo phì
Dưới đây là một số lưu ý để bệnh nhân vẩy nến tránh rơi vào tình trạng thừa cân béo phì, gây nên nhiều hệ lụy không mong muốn:
- Hạn chế ăn các món rán, xào, nướng, thực phẩm chế biến sẵn. Nên dùng các món luộc, hấp, kho
- Nên nhai kỹ và ăn chậm, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng. Không để quá đói, vì nếu bị quá đói, ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn
- Không lạm dụng thực phẩm giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocolate, kem, nước ngọt có gas…
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt
- Tăng cường các hoạt động thể lực, vận động để duy trì sức khỏe tốt.