THIÊN PHÚ ĐƯỜNG. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Chăm sóc da khô, bị bong vẩy mùa lạnh

Trời lạnh khiến làn da vốn đã khô lại càng thêm thô ráp. Phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này?
Những vấn đề về da thường gặp trong mùa đông gồm:
– Da khô, nứt nẻ.
– Nổi mề đay do lạnh.
– Tổn thương đầu ngón chân, ngón tay do cước lạnh như: đỏ, ngứa, sưng phù, thậm chí nổi mụn nước.
Trong những vấn đề về da trên, chúng ta thường gặp nhất là hiện tượng khô da. Da khô bong vảy tức là da mất độ căng bóng, mềm mượt; có thể bị nứt nẻ, xuất hiện vẩy trắng trên da, gây ngứa ngáy, tổn thương trầy xước…
Nguyên nhân
– Thời tiết lạnh, độ ẩm thấp kết hợp với nắng hanh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng da khô.
– Tiếp xúc thường xuyên với xà phòng, các chất tẩy rửa dễ gây kích ứng, dị ứng da, đặc biệt là hai bàn tay.
– Tắm nước quá nóng vào mùa đông lạnh càng làm da trở nên khô và nẻ hơn.
– Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
– Thiếu Vitamin A, B và C trong cơ thể.
Để khắc phục tình trạng da khô vào mùa đông
Uống nhiều nước
– Cần uống đủ 1,5-2lít nước/ ngày.  Đây là một trong những điều cần thiết nhất và vô cùng quan trọng để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, hạn chế làn da khô nẻ.


3yfxezx2222222zqzx8b-uong-nhieu-nuoc-tri-da-kho
Uống nhiều nước trị da khô.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây (nhất là cam, chanh, bưởi, quýt vì chúng chứa nhiều vitamin C, chống lão hóa). Để cải thiện tình trạng da khô nẻ và cung cấp dưỡng chất cho da.
Lạc: Chứa nhiều dầu thực vật, giàu vitamin B2 thúc đẩy tiêu hóa, khiến bạn không những cảm thấy ngon miệng mà còn khiến làn da của bạn trở nên mịn màng hơn.
Cà chua: là một loại quả có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và vẻ đẹp của cơ thể, bên cạnh đó, cà chua còn có tác dụng chống lão hóa, giảm mệt mỏi, giúp trẻ hóa làn da, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Cà rốt: Giàu vitamin A, không chỉ tốt cho mắt mà còn là yếu tố cần thiết trong quá trình phụ hồi các tế bàoda khô.
Ngoài ra, những loại quả như táo, bưởi, cam.. rất tốt cho da khô, đồng thời chúng còn cung cấp dưỡng chất giúp cơ thể phân hủy chất béo dư thừa.


201041715334-fruit-413798-1371512183_500x0
Ăn nhiều hoa quả, để cải thiện tình trạng khô da.

– Dùng kem dưỡng ẩm thoa lên toàn thân, đặc biệt những phần da hay bị khô rát như: da mặt, da tay, toàn thân.
 Da mặt:  Có thể đắp mặt nạ tự làm tại nhà như: mặt nã sữa chua, mặt nạ trái cây… Nên đắp 1-2 tuần/ lần.
 *Chú ý: chỉ đắp mặt nạ khi da không bị tổn thương, không trầy xước, không có mụn, vì dễ bị nhiễm khuẩn khiến tình trạng tổn thương càng nặng thêm. Cần điều trị hết tổn thương, da phục hồi thì mới có thể đắp các loại mặt nạ như trên.
– Không nên quên việc tẩy da chết hàng tuần. Sau mỗi lần tẩy da chết nên bôi ngay kem dưỡng ẩm.
 Da Tay: Bạn nên dùng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh, hóa chất như xà phòng, nước tẩy rửa… để tránh bị khô da.
 Môi: Tuyệt đối không liếm môi vì nước bọt càng làm môi bị khô. Nên sử dụng kem dưỡng môi có thành phần từ tự nhiên để bảo vệ môi khỏi những tác động của thời tiết khô hanh. Hoặc bạn có thể bôi một lớp mật ong mỏng lên môi. Nếu môi vẫn khô, hãy bôi một lớp son chống nẻ, sau đó nhẹ nhàng chải bong những vảy khô khó chịu trên môi rồi mới bôi lớp kem dưỡng.
 Toàn thân: Bạn nên tắm bằng nước ấm có pha một chút muối, đặc biệt với những người có gót chân nứt nẻ, nên ngâm chân bằng nước muối ấm pha loãng nhiều hơn, nó sẽ có tác dụng giảm đau, mềm vết nứt, giúp dịu tình trạng căng nẻ da hiệu quả. Sau khi tắm xong, nhớ bôi kem dưỡng thể để giữ ẩm cho da và gót chân.
– Nên sử dụng kem chống nắng mọi lúc kể cả khi trời mát, các tia cực tím xuất hiện ngay cả khi trời không nắng sẽ gây hại cho làn da của bạn. Chỉ số SPF tối thiểu là 15.
Sưu tầm từ nguồn internet
Bạn cần tư vấn điều trị và chữa bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn điều trị miễn phí
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC THIÊN PHÚ ĐƯỜNG
Địa chỉ: 139 Phương mai, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0966 989 656
Emaill: contact.chuavaynen@gmail.com
Fapage: www.facebook.com/thienphuduongpage
Website: www.chuavaynen.vn

Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng

Lược vàng là 1 loại cây thảo sống lâu năm, thân đứng cao từ 15-45 cm có thân bò ngang trên mặt đất, thân lược vàng chia làm nhiều đốt và có nhánh, lá đơn mọc so le, các phiến lá thuôn hình ngọn giáo có bề mặt nhẵn bóng, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới, bẹ lá ôm kích lấy thân. Trong cây lược vàng có chứa các lipid béo, axit béo, axit hữu cơ, các vitamin BB, B2 và 1 số sắc tố karoten, flavonoid và steroid (theo Phununet.com và truyền hình THVL )
lược vàng

Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng

1. Cách chữa đau dạ dày:

* Dùng lược vàng + mật gấu trị ung thư dạ dày 50gr lá lược vàng tươi giã nất chắt lấy  nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + một giọt mật gấu ă sống ngày một lần lúc đói liên tục trong 1 tháng là khỏi bệnh.

2. Tác dụng cây lược vàng với một số bệnh thông thường (theo kinh nghiệm người dùng có thật):

– Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch).

– Bệnh ho khan kéo dài: Mùa đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.

– Bệnh sưng chân răng và nhức răng: Bị sưng mộng răng, nhức nhối, má xưng như lên quai bị… Dùng 3 lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm. Trước khi nhai xúc miệng nước muối pha loãng. Làm như vậy 3 ngày liền, má hết xưng, chân răng không đau nhức nữa!

– Bị côn trùng cắn: Bị côn trùng đốt bị ngứa và có hiện tượng xưng tấy. Hái lá lược vàng nhai nuốt nước, lấy bã chà sát vào chỗ xưng tấy nhiều lần. Sẽ không đau nhức nữa, vầng đỏ cũng không còn…

– Bọ rời leo: Bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Dùng lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong…

3. Tác dụng trong việc chữa bệnh đau lưng Đau lưng là một trong những bệnh thuộc phạm vi chữa trị của cây lược vàng. Nếu bạn đang bị đau lưng thì có thể dùng cây này để chữa trị theo những cách sau:

– Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá)

– Cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con), ngày dùng 3 lần.

– Lấy lá lược vàng ngâm với rượu để xoa bóp bên ngoài cũng rất tốt (khuyến khích)

– Dạng dầu: dạng dầu này chữa các chứng đau lưng, viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau và có thể dùng trị bệnh ngoài da. Các bạn lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng 3 tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu và cất nơi mát. Đây là cách thủ công và dễ làm nhất các bạn có thể tham khảo.

– Dạng thuốc mỡ: Các bạn hãy cắt nhỏ toàn cây lược vàng và nghiền nát. Sau đó trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Với dạng thuốc mỡ này các bạn có thể bôi lên các vùng bị đau nhức hay các trường hợp cứng khớp, viêm khớp hay các vùng da bị tê cóng, bầm tím… Cây lược vàng chữa bệnh đau lưng là một bài thuốc từ thiên nhiên rất hiệu quả, rẻ tiền và an toàn. Do đó nếu bạn đang bị những cơn đau lưng hành hạ thì đừng ngần ngại mà thử ngay nhé.

4. Tác dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường Theo kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường với cây lược vàng họ dùng với liều 6 lá/ngày, chia làm 3 lần. Cứ dùng như vậy được 2 tuần lễ thì lại ngưng một tuần, sau đó lại tiếp tục. Kết quả đường huyết rất ổn định.

5. Chữa bệnh gan Để chữa bệnh gan các bạn có thể làm theo 3 bài thuốc sau đây: – 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt ( hoặc ăn cả bã cũng rất tốt) với 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống có thể trị đầy hơi không tiêu, xơ gan cổ trướng, u gan lành tính,viêm ống dẫn mật, sỏi mật. Dùng liên tục 5 ngày nghỉ 5 ngày sau đó uống tiếp. Có thể uống trong vòng 1 tháng bệnh sẽ có chiều hướng thuyên giảm. – 50gr lá lược vàng, 50gr cây màng màng ( bòng bong) ngâm với một ít rượu trắng để chỗ mát 1 tháng dùng chữa bệnh ung thư, xơ gan cổ trướng. Cách uống: Uống 2 lần một ngày mỗi lần khoảng 1 muỗng canh nhỏ – 2 lá lược vàng, 7-9 lá mồng tơi( nam 7, nữ 9 ) giã nhuyễn lấy nước cốt uống vào buổi tối sau khi ăn liên tục từ 5-10 ngày trị các bệnh nóng gan do hỏa vương, viêm gan siêu vi B, C, gan nhiễm mỡ, lở miệng do nóng.

6. Trị vẩy nến bằng cây lược vàng Trường hợp đầu tiên là Chị Phạm Ngọc B, 45 tuổi, nhà ở tổ 3 thị trấn Kim Bài – Thanh Oai- Hà Nội  bị bệnh vảy nến từ tháng 2/ 2009 và đã đi chữa trị ở khắp nơi từ Bệnh viện Da Liễu Hà Nội tới các phòng khám Đông y nhưng không nơi nào giúp chị chữa khỏi bệnh. Mãi đến tháng 3/2011, một người bạn biết được công dụng của cây lược vàng mới giới thiệu cho chị sử dụng. Thế là từ đó mỗi ngày chị lấy 6 lá lược vàng giã ra chắt lấy nước chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút. Mặc dù những ngày đầu sử dụng thấy chân các vảy rớm máu rất đau và khó chịu nhưng chị vẫn kiên trì dùng thuốc. Không ngờ chỉ sau hai tháng các vảy bắt đầu rụng hết, vùng da bị bệnh bắt đầu nên da non. Tháng 6/2011 chị bình phục sức khoẻ hoàn toàn , da chân da tay trở lại bình thường, tóc không còn rụng nữa. Hiện giờ chị vẫn tiếp tục sử dụng lược vàng để phòng bệnh tái phát.

7. Cây lược vàng ngâm rượu có tác dụng gì?

* Cách ngâm rượu cây lược vàng Cắt một đoạn thân cây Lược vàng dài 12 đốt mắc, sắt thành mỏng rồi ngâm với hai xị rượu trắng. bảo quản đậy kín trong thời gian 10 ngày. Nhớ để trong bóng tối.

* Cách uống rượu cây Lược vàng – Uống trước bữa ăn 30 phút, – Mỗi lần uống 25 giọt. – Mỗi ngày uống từ 1 đến 2 lần, – Mỗi đợt là 10 ngày – Cứ uống mỗi đợt 10 ngày thì ngưng 7 ngày – Sau khi ngưng 7 ngày, xong thì tiếp tục uống 7 ngày – Sau khi ngưng 7 ngày xong thì tiếp tục uống đợt kế tiếp – Cứ thế uống cho đến khi hết bệnh.

8. Ngoài ra cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm môi trường trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh về đường hô hấp. – Với những bệnh nhân bị viêm phổi hoặc ung thư phổi: đặt chậu cây lược vàng gần giường bệnh nhân.

Nguồn: internet

Bạn cần tư vấn điều trị và chữa bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn điều trị miễn phí
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC THIÊN PHÚ ĐƯỜNG
Địa chỉ: 139 Phương mai, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0919126105
Emaill: contact.chuavaynen@gmail.com
Fapage: www.facebook.com/thienphuduongpage
Website: www.chuavaynen.vn

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Bệnh tổ đỉa nguyên nhân và cách điều trị.

Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón, Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau.

Biểu hiện bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ địa biểu hiện với dạng thường là mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mé bên của ngón tay, lòng bàn tay, mặt trên – mặt bên và mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân. Bệnh không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay và cổ chân. Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm xen trong da, kích thước khoảng 1 – 2mm, có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Các mụn nước thường xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh. Kèm theo rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.
Triệu chứng bệnh tổ đỉa
– Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.
– Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
– Bệnh tổ đỉa thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.
– Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.
Bệnh tổ đỉa được các bác sĩ da liễu coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, bệnh tổ đỉachỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ria ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.
Cũng như eczema, bệnh tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.
Nguyên nhân bệnh tổ đỉa
Nguyên nhân bệnh tổ đỉa rất đa dạng và phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
– Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi v.v…
– Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn.
– Dị ứng với nấm kẽ chân.
– Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.

Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh tổ đỉa khởi phát hoặc nặng hơn:
  • Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…
  • Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…
  • Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)
  • Thức ăn: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…

Điều trị bệnh tổ đỉa
Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.
Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thày thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ).
– Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.
– Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.
– Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân
Điều trị tại chỗ
– Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng.
– Chấm thuốc BSI 1% – 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.
– Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.
– Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.
Điều trị toàn thân
– Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…
– Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
– Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.
Bạn cần tư vấn điều trị và chữa bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn điều trị miễn phí
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC THIÊN PHÚ ĐƯỜNG
Địa chỉ: 139 Phương mai, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0966 989 656
Emaill: contact.chuavaynen@gmail.com
Fapage: www.facebook.com/thienphuduongpage
Website: www.chuavaynen.vn

Bệnh tổ đỉa có lây không? Các lưu ý khi mắc bệnh.

Bệnh tổ đỉa thường xảy ra từng đợt có khi không điều trị gì cũng tự khỏi rồi một thời gian lại xuất hiện. Mụn nước của bệnh tổ đỉa có màu trắng trong, kích thước của mụn nước không lớn vào khoảng trên dưới 1mm.


Bệnh tổ đỉa
Đặc điểm của mụn nước là nằm sâu trong da, mật độ chắc, rất khó tự vỡ. Ít khi chỉ có một mụn mà có thể tập trung nhiều mụn nước kết tụ lại ở một vùng da làm cho da gồ lên nhìn hoặc sờ vào sẽ thấy rõ. Vị trí hay gặp nhất là ở lòng bàn tay, nhất là rìa ngón tay. Cũng có thể gặp ở lòng bàn chân, rìa các ngón chân nhưng tỷ lệ thấp hơn ở bàn tay, ngón tay. Mụn nước sẽ khô dần để lại vùng da dày sừng có màu vàng hơi đục và sẽ bong da. Mụn nước tổ đỉa ít khi tự vỡ vì chúng ở sâu trong da trừ khi chích, bóp, nặn.
Khi có các động tác này thì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nếu da vùng đó không sạch. Khi tổ đỉa nhiễm khuẩn thì mụn tổ đỉa sẽ sưng, đỏ, có thể có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, hạch vùng gần tổ đỉa (nách) hoặc bẹn có thể sưng lên, đau. Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng hay tái phát và việc điều trị khỏi hẳn cũng gặp không ít khó khăn. Bệnh tổ đỉa cũng không lây cho người khác, không có biến chứng gì nguy hiểm cho tính mạng người bệnh trừ khi bị bội nhiễm.
Không nên quá lo lắng khi bị bệnh tổ đỉa
Khi bị bệnh tổ đỉa không nên bi quan cho rằng bệnh tổ đỉa không chữa được nhưng cũng không nên dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thể xác định được nguyên nhân. Khi biết nguyên nhân thì việc điều trị sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Nếu có liên quan đến hóa chất như xăng, dầu, xà phòng, nhựa, cao su, da (giày, thắt lưng) nên tránh không tiếp xúc. Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là vùng có tổ đỉa để tránh nhiễm khuẩn.

Không nên gãi, nặn, chích làm vỡ mụn tổ đỉa (trừ khi có bội nhiễm mưng mủ, người ta có thể dùng dụng cụ vô khuẩn để chích, nặn mủ rồi dùng các thuốc sát khuẩn bôi vào, nếu cần thiết có thể dùng kháng sinh toàn thân khi có sốt do nhiễm khuẩn). Có thể dùng các dung dịch sát khuẩn da nhẹ như nước muối sinh lý, dung dịch thuốc tím 0,1% rửa, ngâm vùng da bị tổ đỉa để tránh hiện tượng bội nhiễm. Nếu dùng thuốc Đông y cũng cần lưu ý (nhất là dùng cho trẻ nhỏ) phải có sự kê đơn của thầy thuốc Đông y, không nên dùng thuốc theo sự mách bảo.
Bạn cần tư vấn điều trị và chữa bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn điều trị miễn phí
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC THIÊN PHÚ ĐƯỜNG
Địa chỉ: 139 Phương mai, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0966 989 656
Emaill: contact.chuavaynen@gmail.com
Fapage: www.facebook.com/thienphuduongpage
Website: www.chuavaynen.vn

Ngứa lòng bàn chân và bàn tay, nguyên nhân và cách điều trị.

Gần đây bạn đang gặp phải tình trạng ngứa lòng bàn chân, bàn tay gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bạn đang lo lắng không biết mình có phải đang mắc bệnh gì hay không? Vậy thực sự Ngứa lòng bàn chân và lòng bàn tay là bệnh gì? Hãy cùng đến với bài viết hôm nay để cùng giải đáp vấn đề này nhé!

Ngứa là một triệu chứng cơ quan chứng năng da phản ứng lại khi có tác nhân nào đó gây ra. Ngứa có nhiều nguyên nhân dẫn đến và tùy theo biểu hiện, mức độ mà bác sĩ mới có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng ngứa lòng bàn chân, lòng bàn tay đó là:
– Do dị ứng thức ăn: Dị ứng thức ăn là trường hợp gặp rất nhiều người, đa phần những người mắc bệnh ngứa thường dị ứng với các thực phẩm như hải sải, sữa, trứng, các đậu đỗ. Đối với một số người, một phản ứng dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt có thể khó chịu , chỉ gây ngứa khắp người, ngứa lòng bàn chân, bàn tay nhưng không nghiêm trọng. Đối với những người khác, một phản ứng dị ứng thực phẩm có thể là đáng sợ, thậm chí đe dọa tính mạng.
– Dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết có thấy gây ra bong da tay,da chân, đặc biệt vào mùa đông, lượng ẩm trong da không đủ cung cấp, khiến da khô hơn. Đây là tình trạng dễ gây ngứa nhất.
– Ngoài rangứa lòng bàn chân, bàn tay còn có thể là do bị côn trùng cắn, hoặc bị nấm, do ảnh hưởng của xà phòng, các chất tẩy rửa, hoặc do tuổi tác…

Ngứa lòng bàn chân và lòng bàn tay là bệnh gì?
– Bị bệnh viêm da: đây cũng là một phân lớp của chàm hay eczema, biểu hiện bằng các ban đỏ trên da, dày da, hình ảnh bông tuyết hay vảy tróc ra trên bàn tay. Nguyên nhân của viêm da cơ địa bị quy kết do bất dung nạp histamine và dị ứng.
– Xơ mật tiên phát (Primary biliary cirrhosis_PBC): tình trạng bệnh lý này có thể dẫn đến ngứa da. Ngay cả khi nếu bệnh chưa tiến triển, một trong các dấu hiệu sớm nhất là ngứa lòng bàn chân cũng như lòng bàn tay. Độ trầm trọng của ngứa thay đổi đôi khi nó trở nên ngứa dữ dội vào ban ngày hoặc ban đêm. Ngứa được xem là gây ra do lượng acide mật tự do trong dòng máu, dẫn đến theo cơ chế bệnh học của hệ đường mật.
– Chàm, tổ đĩa : đây là một bệnh mang tính phổ rộng có nhiều hình thái khác nhau mà hầu hết biểu hiện triệu chứng ngứa lòng bàn chân, bàn tay và da. Một loại ít thông thường hơn cả được xem là dấu hiệu đặc trưng phân biệt ở ngứa lòng bàn chân và bàn tay. Tình trạng này được biết là “dyshidrosis” hay “palmoplantar dermatitis”. Các ngón tay, ngón chân cũng ngứa trên cả hai bên. Ngứa càng diễn ra trầm trọng hơn vào ban đêm và trong suốt thời điểm điều kiện thời tiết ấm, ẩm.
– Bệnh lupus ban đỏ hệ thống : đây là một bệnh lý tự miễn, điều này có nghĩa nó tấn công hay giết các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của SLE gồm có các tổn thương và vùng đỏ trên da lòng bàn chân. Các vùng ban đỏ có thể trở nên rất ngứa, khiến cho bệnh nhân biểu hiện rất ngứa lòng bàn chân
– Hội chứng đường hầm : tình trạng này gây ra bởi chèn ép dây thần kinh giữa, có thể dẫn đến hậu quả này từ rất nhiều hoạt động sai trong quá trình làm việc như đánh máy, viết hoặc các hoạt động khác đỏi hởi sử dụng các ngón tay và bàn tay. Có cảm giác ngứa, tê cóng lòng bàn tay và ngón tay là các đặc điểm thường hay gặp nhất của hội chứng đường hầm.
Vậy làm sao trị ngứa lòng bàn chân, bàn tay.
Để điều trị bệnh ngứa lòng bàn chân, bàn tay bạn cần chẩn đoán bệnh chính xác để việc điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách trị bệnh ngứa da đối với từng bệnh là:
– Đối với tình trạng dị ứng: Nếu dị ứng gây ra ngứa da ở lòng bàn chân bàn tay bạn cần tìm nguồn gốc dị ứng do đâu ( dị ứng thời tiết, chất tẩy rửa, thức ăn,..). Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh histamine có thể chống lại trình trạng ngứa
– Đối với xơ mật tiên phát: thì bạn có thể dùng thuốc  hay acid ursodeoxycholic sẽ giúp trì hoãn tiến triển của bệnh.
– Hầu hết các hình thái chàm hay eczema không có liệu pháp điều trị đặc hiệu. Việc quản lý ca bệnh chỉ nhằm tập trung giải quyết giảm nhẹ các triệu chứng, đặc biệt giải quyết triệu chứng ngứa.
– Đối với viêm da cơ địa, việc điều trị tập trung chủ yếu về chăm sóc da và dùng các chế phẩm làm mềm da (emollient) để làm giảm sưng phồng da và giảm các phản ứng dị ứng. Các loại kháng sinh , thuốc kháng histamin và steroids thường được dùng với nhau để giảm ngứa, giảm viêm.
– Đối với hội chứng đường hầm, các lựa chọn điều trị có thể cả biện pháp phẩu thuật và không phẩu thuât. Các thuốc  ngứa chống viêm không steroides NSAIDs (ibuprofen và aspirin) và corticosteroids như prednisone làm giảm áp dây thần kinh và kiểm soát các triệu chứng ngứa lòng bàn chân trong một số trường hợp. Châm cứu và các liệu pháp điều trị thay thế khác đã chứng minh làm giảm và cải thiện triệu chứng đau. Tiếp cận phẩu thuật liên quan bảo tồn mô mà gây nên tình trạng tăng áp lực lên dây thần kinh giữa.
Ngoài ra, để phòng tránh gây ngứa, các bạn cần giữ vệ sinh tay, chân sạch sẽ, nên dùng các nước tẩy rửa, bột giặt có hoạt tính thấp để tránh da bị ăn mòn. Ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát tránh để vi khuẩn phát triển. Hi vọng với những thông tin từ bài viết Ngứa lòng bàn chân và lòng bàn tay là bệnh gì giúp bạn giải tỏa được lo lắng, cũng như có cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
Bạn cần tư vấn điều trị và chữa bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn điều trị miễn phí
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC THIÊN PHÚ ĐƯỜNG
Địa chỉ: 139 Phương mai, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0966 989 656
Emaill: contact.chuavaynen@gmail.com
Fapage: www.facebook.com/thienphuduongpage
Website: www.chuavaynen.vn